Nét hoang sơ của vịnh Lan Hạ - Cát Bà


Nối liền vịnh Hạ Long với quần đảo du lịch Cát Bà, vịnh Lan Hạ (Hải Phòng) như một dải lụa yêu kiều được thêu dệt nên bởi những non xanh nước biếc và hệ thống động thực vật phong phú…

Khám phá vịnh Lan Hạ

Đảo Đầu Bê nằm trên Vịnh Hạ Long


Nằm ở phía đông nam vịnh Hạ Long, Đảo Đầu Bê cách đảo Hang Trai 500 m về phía đông, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 28 km, trong một quần đảo nằm ở tuyến ngoài vịnh Hạ Long (cửa biển vịnh Lan Hạ), đứng giữa hai đảo là hòn Trà Ngư và hòn Đá Lẻ.
Đảo Đầu Bê - Vịnh Hạ Long

Đảo Đầu Bê -  vịnh Hạ Long

Hòn Đũa nằm trong Vịnh Bái Tử Long


Nằm trong khu vực Vịnh Bái Tử Long, cách núi Bài Thơ về phía đông 7 km, một đảo đá giống như một chiếc đũa thần khổng lồ trong truyện cổ tích của An Đéc Xen được cắm xuống biển khơi.
Một bằng chứng sinh động về giá trị địa chất, địa mạo đặc sắc của vịnh Hạ Long. Hòn Đũa không chỉ là một điểm tham quan hấp dẫn trên vịnh mà còn là vật định hướng cho tàu thuyền đi biển.

Vịnh Bái Tử Long - đã lọt vào top vịnh đẹp của Việt Nam


Quảng Ninh có nhiều vịnh đẹp. Trong đó, Vịnh Hạ Long giống như một cô gái có vẻ đẹp rực rỡ, còn Vịnh Bái Tử Long thì như một cô thiếu nữ tinh khôi, đầy mê hoặc....
Quảng Ninh có nhiều vịnh đẹp. Trong đó, Vịnh Hạ Long giống như một cô gái có vẻ đẹp rực rỡ, còn Vịnh Bái Tử Long thì như một cô thiếu nữ tinh khôi, đầy mê hoặc. Năm 2006, Công ty du lịch sinh thái Gecko Travel (Anh) đã bình chọn Vịnh Bái Tử Long của Việt Nam lọt vào tốp 5 những địa điểm du lịch tuyệt vời nhất Đông Nam Á.
Vịnh Bái Tử Long - Quảng Ninh

Vịnh Bái Tử Long - Quảng Ninh
 
Vịnh Bái Tử Long là vùng lõm trong Vịnh Bắc Bộ, thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam. Vịnh Bái Tử Long bao gồm một vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn. Phía Tây Nam giáp Vịnh Hạ Long, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp đất liền với thị xã Cẩm Phả và phía Đông Bắc giáp huyện đảo Cô Tô.

Vịnh Bái Tử Long bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo lớn và có dân sinh sống. Dân cư trên vịnh sống tập trung ở huyện đảo Vân Đồn và các đảo Quan Lạn, Bản Sen, Ngọc Vừng và các vùng ven biển Bến Do, Cửa Ông... Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.

Vịnh Bái Tử Long là vùng đảo có khí hậu phân hóa hai mùa rõ rệt, vào mùa Hạ nóng ẩm, mùa Đông khô lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 15°C- 25°C, lượng mưa vào khoảng từ 2.000mm - 2.500mm/năm.

Vịnh Bái Tử Long còn có hệ thống thủy triều với mức triều vào khoảng 3,5- 4m/ngày. Các đảo của Vịnh thường là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, là địa hình có tuổi kiến tạo địa chất khoảng 300 triệu năm, do quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển.

Quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa tạo ra những hình thái đặc biệt như một bức tranh thủy mặc.

Trên các đảo đá của Vịnh cũng có các hang động carxtơ, đặc biệt là hang Quan (còn gọi là hang Hải quân) nơi mà tàu thuyền xưa kia thường trú ẩn trong những khi biển động.

Các đảo và cụm đảo khác nổi tiếng khác như Cặp Kỳ Nhảy, Cặp Kỳ Giã, Thẻ Vàng, cụm đảo Hòn Chồng, Hòn Vân Đồn, Hòn Ỏn, Hòn Ba Sao, núi Chân Nghĩa... là những điểm du lịch hấp dẫn.

Trên Vịnh Bái Tử Long có nhiều đảo đất nên có nhiều dân cư sinh sống, chăn nuôi, trồng trọt như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Đông Chén, Thẻ Vàng... Đặc biệt có đảo Khỉ (đảo Rều) nằm cách thị xã Cẩm Phả không xa. Đây là nơi đây nuôi rất nhiều giống khỉ vàng được dùng dược liệu làm vắcxin phòng chống bệnh liệt não.

Vịnh Bái Tử Long gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam với địa danh nổi tiếng là thương cảng Vân Đồn, một vùng trên bến dưới thuyền sầm uất thời Lý. Đây còn là nơi tưởng nhớ chiến công oai hùng của Trần Khánh Dư cùng ba anh em họ Phạm, người xã Quan Lạn đánh tan đoàn thuyền lương của tướng giặc Nguyên Mông Trương Văn Hổ (năm 1288).

Ở Bái Tử Long có các đền thờ nổi tiếng như Đền Trần Quốc Tảng (còn gọi là đền Suốt). Anh hùng Trần Quốc Tảng (tước Hưng Nhượng Vương) là con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, có công rất lớn trong nhiều trận đánh quân Nguyên Mông. Ông còn là một nhà văn thơ khoáng đạt và một nhà tư tưởng sâu sắc về Thiền tông. Dân chúng lập đền thờ ông và hàng năm đều mở hội vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch.
 
Đảo Quan Lạn - Vịnh Bái Tử Long

Đảo Quan Lạn - Vịnh Bái Tử Long

Đồn Tĩnh Hải, thành nhà Mạc (trên đảo Ngọc Vừng), đỉnh Quan Lạn (trên đảo Quan Lạn), chùa 100 gian ở xã Thắng Lợi (huyện Vân Đồn-Quảng Ninh) cũng đều là những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở đây.

Ngoài các di tích lịch sử, Vịnh Bái Tử Long là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới.

Vịnh có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng. Hệ thực vật gồm 780 loài, 468 chi, 135 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 21 loài thực vật quý hiếm được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam (năm 1996) và 10 loài có tên trong các phụ lục IA, IIA của Nghị định 32/2006/CP-NĐ của Chính phủ quy định danh sách các loài động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.

Các loại động vật biển gồm 391 loài, hầu hết đều là loài hải sản có giá trị kinh tế cao và có giá trị khoa học rất lớn. Trong đó có nhiều loài quý hiếm như bào ngư, hải sâm, sá sùng.

Nằm trong quần thể Vịnh Bái Tử Long, vườn quốc gia Bái Tử Long được coi là khu bảo tồn rừng và biển. Hệ sinh thái biển với diện tích mặt biển chiếm 2/3 diện tích vườn quốc gia và là nơi lưu giữ nhiều mẫu gen động thực vật quý hiếm nhiều loài được ghi vào sách đỏ.

Trong quần thể Vườn quốc gia Bái Tử Long còn có 2km bãi biển tự nhiên với cát trắng mịn, được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Vịnh Bắc Bộ. Phía trên bãi biển là khu rừng trầm nguyên sinh trải dài trên diện tích 14ha rất phù hợp với phát triển du lịch sinh thái./.

Động Kim Quy ở Vịnh Hạ Long


Động Kim Quy nằm trên hòn Dầm Nam, có đỉnh núi cao 187m. Phía trước là hòn Dầm Bắc, phía sau là đảo Soi Sim.
Động Kim Quy - Vịnh Hạ Long

Động Kim Quy - Vịnh Hạ Long
Động dài 100m, rộng từ 5 - 10m trải dài theo hướng Bắc Nam. Một con đường nhỏ dẫn lên phía trên cao, nơi đây bốn mùa nước chảy róc rách, những nhũ đá đang được hình thành trắng nõn và mềm mại từ trần động buông rủ xuống. Và kìa, phía ngăn động trong cùng, trận địa cọc Bạch Đằng xuất hiện, có đến hơn 30 chiếc cọc gỗ lim của Trần Hưng Đạo đã dùng cắm xuống dòng sông Bạch Đằng lại hiện hữu ở nơi đây, những thớ gỗ lim nứt nẻ màu nâu xám tưởng chừng như sắp đổ gẫy, nhưng kỳ thực chúng vô cùng vững chắc. Đó là những măng đá đấy, chúng được phân bố khắp nơi, dày đặc chi chít nhưng có hàng lối rõ ràng, chúng nhẵn bóng và cao chừng 30 - 40cm, trông hệt như bãi cọc bằng gỗ thật.

Động gắn liền với truyền thuyết về Rùa Vàng xưa. Chuyện kể rằng sau khi Rùa Vàng giúp vua Lê Lợi đánh tan quân giặc, Rùa Vàng lấy lại gươm và bơi về bể đông, khi đến Hạ Long này có nhiều yêu quái quấy nhiễu, Rùa Vàng xin với vua Thuỷ Tề ở Hạ Long diệt trừ yêu quái. Sau khi diệt xong yêu quái, Rùa Vàng cũng vì đó mà kiệt sức, đã tìm cho mình một động rồi hoá đá trong đó.

Ngày nay trong Động Kim Quy, Rùa Vàng vẫn còn đó trong tư thế đang lim dim ngủ, với những vết thương cũ trên mình.

Ẩm thực Hạ Long - Gà Đồi Tiên Yên bạn đã thử chưa?


Hạ Long - vùng đất có nhiều món hải sản tươi ngon, nhưng không chỉ có thế Hạ Long còn có rất nhiều món đặc sản ngon hấp dẫn nữa...
Hạ Long - vùng đất có nhiều món hải sản tươi ngon, nhưng không chỉ có thế Hạ Long còn có rất nhiều món đặc sản ngon hấp dẫn nữa. Chuyên mục cẩm nang du lịch Hạ Long của Du lịch Việt Nam sẽ giới thiệu tới du khách món Gà đồi Tiên Yên.
 
gà đồi Tiên Yên Hạ Long

Gà đồi Tiên Yên - Hạ Long
 
Tiên Yên là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh. Từ Hạ Long, theo Quốc lộ 18 ngược bắc 70km sẽ gặp thị trấn Tiên Yên. Nếu dừng chân ở Tiên Yên, các du khách sẽ được tao ngộ thêm nhiều món  trong kho tàng ẩm thực của Quảng Ninh như bánh gật gù,  bò lúc lắc và chắc chắn các bạn sẽ không thể bỏ qua món gà đồi Tiên Yên.

Lặn lội ở Quảng Ninh, bạn sẽ được nghe câu ngạn ngữ mang tính tổng kết : “Lợn Móng Cái- Gái Đầm Hà- Gà Tiên Yên”. Con gà Tiên Yên  là giống gà đồi, suốt ngày leo dốc, tìm sâu nên da vàng, thịt thơm, nước ngọt. Gọi là gà đồi là bởi giống gà địa phương ở đây truyền đời được nuôi thả rong, hàng ngày chúng “cuốc bộ” lang thang trên các triền đồi để tự túc kiếm ăn từ các loại trùng, dế, kiến, mối. Chiều xuống, về vườn, lũ gà này lại có thói quen bay lên ngủ trên các cành cây. Người ta nói vì những cuộc “bộ hành” và “phi hành” triền miên ấy và nhờ những thứ thực phẩm thiên nhiên độc đáo ấy mà thịt gà Tiên Yên ngọt thơm một cách đặc biệt, săn chắc mà vẫn giòn, không dai; béo mà không ngậy. Người các nơi còn gọi giống gà này là “gà râu”, vì dưới mỏ con gà mái lại có túm lông dài.

Thịt gà Tiên Yên có thể chế biến đủ các món, vẫn không “khuất” cái nét ngon riêng, nhưng món ngon nhất vẫn là chế biến theo cách đơn giản nhất: luộc. Nhìn con gà Tiên Yên sau khi luộc, bạn khó tin là nó chỉ được luộc một cách thông thường, vì da nó vàng ươm như có thoa nghệ và bóng nhẫy như vừa nhúng mỡ. Da gà Tiên Yên không chỉ vàng mọng mà còn rất dày. Thoạt trông, bạn có thể ngậy vì chất béo, nhưng khi cắn một miếng, bạn mới thấy nó thật giòn và ngọt.

Ăn thịt gà ở Tiên Yên, không thể thiếu món ăn kèm là bánh gật gù. Bánh gật gù là bánh tráng tươi cuốn thành từng cuộn cỡ ngón chân cái. Bánh được tráng bằng bột gạo. Bí quyết để bánh dai và giòn là khi xay bột người ta trộn vào gạo ít cơm nguội và khi tráng phải có độ dày vừa phải không mỏng như bánh cuốn, nhưng cũng không dày như bánh đa. Tấm bánh trong, mềm, dẻo mà không dính. Dù ăn kèm thịt gà, nhưng bánh gật gù vẫn có loại nước chấm riêng được làm từ mỡ gà rán hoà với nước mắm cốt, hành khô, tỏi, ớt…Nhưng, cho đến bây giờ, muốn ăn gà Tiên Yên, chỉ một cách là bạn phải đến Tiên Yên.